Sau nhiều năm sử dụng ngôi nhà của bạn không còn đáp ứng diện tích không gian sinh hoạt, cũng như theo thời gian bạn muốn tạo không gian riêng cho con cái khi chúng lớn lên hoặc phát sinh thêm các nhu cầu cần kinh doanh kho bãi, mặt bằng để kinh doanh thì chọn cải tạo nâng tầng là giải pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí nhất so với việc đập đi xây lại từ đầu. Vậy những điều không nên làm và những việc cần làm để sửa chữa nhà nâng tầng trên nhà cũ, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm gia chủ cần phải biết khi sửa chữa nhà nâng tầng
Kiểm tra khả năng chịu lực của cột nhà
Chất lượng cột chống của nhà cũ cần phải được kiểm tra và xem xét kĩ càng. Bởi do cấu trúc ngôi nhà thường không có những cột chống xuyên suốt giữa tầng 1 và tầng 2 cũng như các tầng khác. Vì vậy khi tiến hành nối thêm cột mới vào cột cũ của ngôi nhà thì khả năng chịu lực tại điểm tiếp giáp giữa hai cột là rất yếu. Do đó bản cần phải kiểm tra thất kĩ lưỡng chất lượng cột chống nhà bạn phải đảm bảo có kích thước to và chắc chắn. Nếu không thể tự tiến hành kiểm tra bạn có thể nhớ tới các kiến trúc sư để đưa ra nhưng lời khuyên tốt nhất.
Xin giấy phép sửa chữa nhà nâng tầng
Công trình cải tạo, sửa chữa không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Còn trong trường hợp bạn muốn cơi nới thêm tầng để đáp ứng công năng sử dụng thì bạn đã thay đổi kế cấu chịu lực, công năng công trình do đó bạn cần phải xin giấy phép xây dựng.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa, cải tạo được quy định tại Điều 12 và Điều 15 Thông tư số 15/2016/TT-BXD:
Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.
2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
Điều 15. Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Ngoài các tài liệu quy định đối với mỗi loại công trình, nhà ở riêng lẻ nêu tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư này, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
1. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.
2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư này, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.
Đối với nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
4. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có công trình liền kề.
5. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.
Đồng thời, cần phải bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật Xây dựng năm 2014.
Tính toán chiều cao tầng
Trước khi tiến hành sửa nhà nâng thêm tầng, việc đầu tiên bạn cần quan tâm đó là tính toán chiều cao của tầng. Chiều cao tầng là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa hai tầng, khoảng cách được tính từ mặt bằng của tầng dưới đến mặt bằng của tầng sau.
Tùy theo sở thích của từng cá nhân mà sẽ có sự lựa chọn chiều cao tầng tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Những căn phòng ở tầng thấp thường mang lại cảm giác thoải mái cho không gian. Tuy nhiên, đối với căn phòng cao tầng tạo cảm giác thông thoáng, hiện đại, sang trọng nhưng đôi khi lại có cảm giác lạnh lẽo, trống trải. Vì vậy, bạn cần tính toán chiều cao tầng nhà sao cho phù hợp để mang đến không gian sống thoải mái cho tầng nhà.
Không tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
Vật liệu sử dụng khi thi công sàn nhà đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Nền và móng nhà sẽ chịu tải trọng lớn hơn khi nâng nền nhà. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của ngôi nhà, bạn nên ưu tiên sử dụng những vật liệu cao cấp và nhẹ.
Sử dụng vách ngăn và tường ngăn nhẹ
Vách ngăn, vách ngăn có tác dụng che chắn, cách nhiệt, chống cháy, cách âm. Ngoài ra, việc sử dụng vách thạch cao, vách ngăn nhẹ sẽ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí gia cố nền móng khi sửa chữa nhà. Gợi ý dành cho bạn là sử dụng tường thạch cao hoặc tấm Duraflex.
Trái với quan niệm trước đây tường nhẹ hay vách ngăn thạch cao có tuổi thọ cao, chịu được sức nặng của các loại vật liệu như tivi LCD treo tường, bồn rửa mặt, các loại tranh ảnh trang trí. Không chỉ vậy đây là loại vật liệu dễ tạo kiểu phù hợp.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi sửa chữa nhà nâng tầng bạn cần biết. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn tích lũy thêm kiến thức về vấn đề này. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.